Shortstack – Giải pháp DIY để làm app cho Fanpage của bạn

October 24, 2013
October 24, 2013 Digitalk

Shortstack – Giải pháp DIY để làm app cho Fanpage của bạn

Shortstack là gì?

Bạn có bao giờ mong muốn bản thân có khả năng lập trình để tạo ra những apps thú vị và chạy được trên Facebook để thỏa mãn sức sáng tạo vô biên của bạn? Vấn đề là làm nghề Marketing đã đủ mệt và chiếm hết cuộc sống của bạn rồi, tất nhiên là bạn có thể thuê các bên ngoài để làm điều này cho bạn rồi. Vậy nếu có một platform/ nền tảng giúp bạn có thể hoàn toàn tự tay làm app (ví dụ như làm ra cái app này) mà không đòi hỏi ở bạn một chút kiến thức nào về lập trình cả thì bạn nghĩ sao? Bạn muốn thử chứ?

Shortstack là một công ty cung cấp một platform như vậy (từ bây giờ ta sẽ gọi tắt là ShortStack). Nguyên lý hoạt động rất đơn giản, Shortstack cung cấp cho người dùng một trang page-app gọi là Designer, người dùng sẽ sử dụng các công cụ (widgets) có sẳn để kết nối, sắp xếp (drag & drop) để hình thành các chức năng cần thiết cho app mình mong muốn. Nói thì khó hình dung, thử xem thực tế như thế nào nhé.

Shortstack - Designer

Shortstack – Designer

Hình trên là page-app Designer của Shortstack, bạn có thể dể dàng  nhận thấy có 3 cột nội dung tách bạch rỏ ràng trong công cụ này. Cột đầu tiên bên trái là toàn bộ các widgets/ công cụ có sẳn để bạn thỏa thích đưa vào app của bạn. Cột thứ hai là những widgets bạn đã đưa vào và sử dụng cho app, cột cuối cùng chính là thành phẩm của bạn –  app mà bạn muốn tạo ra.

Như đã nói trên, Designer hoạt động dựa trên nguyên tắc kéo – thả rất dể sử dụng, do đó trong quá trình thiết kế nếu thích sử dụng widget nào thì bạn chỉ việc kéo thả vào cột thứ hai. Ngoài ra, ở cột thứ 3 chính là bản Live Preview của app bạn muốn xây dựng, nó gần như là sản phẩm cuối cùng, sẽ giúp bạn có cái nhìn rỏ ràng và trực quan.

Widgets trong công cụ Designer có gì?

Phải nói là rất nhiều, cho tới giờ bản thân mình cảm thấy nó đáp ứng 99,999% nhu cầu làm apps của mình. Bạn có thể chèn từ những cái cơ bản như text, hình ảnh, map, video, rss đến các promotion tools dành riêng cho chạy facebook apps như chức năng voting, entry form…và cả những thứ phức tạp hơn như những đoạn code bạn tự viết, flash, iframe. Tất nhiên là cũng không thiếu widgets liên kết với dịch vụ email marketing nổi tiếng Mailchimp và các nền tảng social khác như Intasgram, Twitter, Foursquare, Soundcloud…

Bạn còn cần widget gì nữa không? Còn đấy, các Toys Box gồm virtual gifts, widget tạo & thống kê Poll, countdown clock sẽ giúp bạn tăng thêm tính tùy biến và tương tác với Fan.

Cuối cùng mình muốn nhắc đến là “Action Widget”, đây là widget nhằm giúp ta bắt buộc các widgets có trong app hoạt động theo nguyên tắc “If this happens, do that” (tất nhiên là chỉ sử dụng nếu cần thiết). Từ đó ta có thể kiểm soát “luồng tương tác” của fan với app, ví dụ đơn giản như Fan phải bình chọn “voting” xong thì mới xem tiếp được nội dung khác.

Live preview

Nói thêm về Live Preview, chức năng này cho phép bạn mô phỏng app khi chạy thực tế ở nhiều khía cánh. Cụ thể nó làm được các việc sau:

  • Cho phép chạy mô phỏng ở chế độ non-fan, fan và admin. Ví dụ, bạn tạo một app mà có 2 phiên bản, một dành cho đối tượng chưa phải là fan của Page, một là fan, vậy thì làm sao để test app của bạn chạy đúng hay chưa? Đơn giản chỉ cần chuyển qua lại 2 chế độ này trong Live Preview là bạn có thể kiểm tra được rồi.
  • Rồi bạn tao một app để làm contest trong đó có phần config để cho ngày kết thúc là một ngày cố định, sau ngày đó thì không thể vào app được nữa. Làm sao để thử chức năng này? Dể thôi chỉ cần chọn Simulated Date và kiểm tra là được. (thậm chí nếu bạn giới hạn theo quốc gia cũng được – dùng simulated country.)
  • Khả năng test hiển thị giao diện trên Mobile của app.
  • Cuối cùng là khả năng thay đổi theme (màu sắc) các thành phần trong app một cách đồng bộ tương tự như theme selector chúng ta thường sử dụng trong phần mềm powepoint.

Templates

Nếu bạn chưa có ý tưởng gì để làm app, hay không có sự hỗ trợ của thiết kế đồ họa hoặc đơn giản là muốn sử dụng ngay một app có sẳn thì việc tham khảo các mẫu Templates hẳn rất có ích vì thực tế với hơn 90 mẫu (thời điểm viết bài này) và sẽ còn tăng lên, rõ ràng chúng ta có một kho ý tưởng rất tuyệt. Vâng, bạn không nhầm đâu, ở đây mình không nói đến lợi ích về mặt tính năng và tính có sẳn mà là về ý tưởng! Lý do là trong kho Templates này có rất nhiều app thiết kế sẳn với các chủ đề khác nhau, ví dụ bạn đang muốn tổ chức một event cho dịp Halloween hay tổ chức contest cho dịp Giáng Sinh sắp tới? Đã có sẳn vài templates với các ý tưởng rất chất lượng cho bạn chọn và sử dụng ngay.

Template Shortstack

Template Shortstack

 

Chi phí?

Đọc tới đây hẳn bạn đang tự hỏi, với nhiều điều tuyệt vời vậy thì chi phí sẽ như thế nào? Shortstack là một dạng dịch vụ Free-mium, có nghĩa là bạn được free đến một giới hạn nào đó, vượt quá bạn phải trả tiền. Như chi tiết các Plan bên dưới,  nếu bạn có Fanpage dưới 2.000 thì bạn được sử dụng miễn phí, trên 2.000 thì phải trả tiền rồi, với các plan này mình thấy khá hợp lý, ngay cả gói “Most Popular” phù hợp với đa số doanh nghiệp nhỏ thì cũng chỉ 62 USD/ tháng (trả từng năm, 75 USD/ tháng nếu trả theo từng tháng). Thêm một tin tốt nữa là việc thanh toán plan không cần phải theo HĐ, do đó bạn có thể cancel bất kỳ lúc nào, như vậy, tháng nào bạn cần chạy app thì mới cần mua, còn không thì thôi 😀

Với các bạn muốn vọc vạch hay cần quyết định kỹ hơn trước khi đăng ký xài các gói trả tiền, tạo một fanpage bất kỳ và dùng gói Free để trải nghiệm tính năng và sau đó mới mua cũng không muộn!

Shortstack pricing

Shortstack pricing

Bài viết đến đây cũng nên kết thúc vì đã khá dài, nếu các bạn nào cần hỗ trợ hay có thắc mắc gì cứ comment bên dưới nhé. Cheers , , ,

Digitalk

Đam mê tìm hiểu về công nghệ và marketing. Kết hợp 2 thứ thành nghề nghiệp là Digital Marketing.

Leave a Reply