Bảo vệ nội dung, quyền tác giả trong thế giới mạng. Kinh nghiệm áp dụng DMCA tại Việt Nam

January 25, 2015
January 25, 2015 Digitalk

Bảo vệ nội dung, quyền tác giả trong thế giới mạng. Kinh nghiệm áp dụng DMCA tại Việt Nam

Tại sao cần bảo vệ nội dung, và thật ra ta có lợi ích gì?

Nói chính xác hơn là cần  bảo vệ những nội dung chúng ta có bản quyền. Thực tế chúng ta thấy trong những năm tháng hỗn loạn này ở Việt Nam, nội dung nào hay ho một chút đưa lên mạng từ một cá nhân đến tổ chức đều bị đám lều báo lười biếng hoặc các copy tặc clone và lan truyền mà không cần hỏi ý kiến của tác giả. Nếu chúng ta không có biện pháp tự bảo vệ thì thật nhanh chóng bạn sẽ thấy ngay cả tên tác giả (chính bản) cũng không còn trong những nội dung mà bạn đã tạo ra khi lan truyền trên internet.

Vậy rõ ràng lợi ích chính của việc bảo vệ bản quyền nội dung số là chống lại việc ăn cắp chất xám của bạn và tùy tình huống cụ thể việc này sẽ ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng của bạn một cách khác nhau. Để dễ hình dung, mình lấy một ví dụ sau:

Tôi là một nhà thiết kế thời trang áo cưới, tôi tự tay thiết kế mẫu áo, tự sản xuất rồi chụp hình, nói chung là từ A-Z để đi đến bước cuối cùng là đưa hình ảnh mẫu mới lên website của tôi. Tôi kỳ vọng là mùa cưới này tôi sẽ đạt doanh số hàng trăm triệu cho mẫu áo cưới này nhưng đời không như mơ, 3 ngày sau tôi phát hiện tất cả hầu hết các website đối thủ đều đăng mẫu áo cưới này. Câu hỏi đặt ra: cách nào nhanh chóng và rẻ tiền nhất để chống lại việc ăn cắp trí tuệ này không?

Bảo vệ bằng cách nào?

Về cơ bản như bạn đã biết, thực tế để loại bỏ một tác phẩm bị ăn cắp trên một website tại Việt Nam là rất khó hoặc rất tốn thời gian, nguồn lực vì vậy trong phạm vi bài viết này, mục đích chính của mình là hướng dẫn các bạn cách xử lý tuy không triệt để nhưng rất quan trọng đó là tìm cách loại bỏ nội dung vi phạm đó ra khỏi kết quả tìm kiếm của Google (bạn có thể làm tương tự với Bing hay Yahoo).

Ngoài ra nếu bạn muốn triệt để hơn, tức là loại hoàn toàn nội dung vi phạm khỏi một website nào đó thì bạn cũng có thể làm được nếu có chút may mắn. Chúng ta sẽ đi từng bước của cả 2 cách nhé:

CÁCH 01: Loại nội dung vi phạm ra khỏi kết quả tìm kiếm của Google

Nội dung được Google bảo vệ gồm những gì?

Trong tuyên bố của mình, Google xem các nội dung sau nằm trong phạm vi được bảo vệ bản quyền

Audiovisual works, such as TV shows, movies, and online videos
Sound recordings and musical compositions
Written works, such as lectures, articles, books, and musical compositions
Visual works, such as paintings, posters, and advertisements
Video games and computer software
Dramatic works, such as plays and musicals

Như vậy, hình ảnh bạn chụp, thiết kế bạn tạo ra trong ví dụ về áo cưới trên rỏ ràng là nằm trong phạm vi bảo hộ bản quyền của Google. Nhưng mà ở trong tình huống này Google không phải là cơ quan thực thi quyền bảo vệ sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, vậy bài viết này nhắc tới Google làm gì nhỉ? Chính là vì trên Internet Google là vua không ngai, và họ dùng DMCA để thực thi “pháp luật”.

Vậy DMCA là gì?

DMCA là viết tắt từ Digital Millennium Copyright Act, đây là bộ luật bảo vệ bản quyền nội dung số của Mỹ (EU có luật tương tự là EUCD), hiểu một cách nôm na thì tất cả công dân và các công ty có đăng ký hoạt động tại Mỹ đều phải chịu hạn chế của bộ luật này. Nếu muốn tìm hiểu thêm bạn có thể xem ở đây.

DMCA là luật Mỹ, do đó Google (công ty Mỹ) bắt buộc phải thực hiện rất nghiêm túc quy định của DMCA. Về cơ bản, cách hoạt động của Google (bạn có thể xem thêm video giải thích bên dưới) là khi nhận được một yêu cầu (Submit) từ người dùng về các vấn đề liên quan đến vi phạm bản quyền, nội dung không lành mạnh hay bất kỳ vấn đề gì vi phạm  Google’s product policies thì họ sẽ xem xét và xử lý yêu cầu của bạn.

Như vậy, Google Search (Google gọi sản phẩm này của họ là Web Search) thuộc phạm vi Google sẽ tuân theo quy tắc của DMCA và các yêu cầu xóa nội dung vi phạm ra  khỏi kết tìm kiếm của Google là được xem xét.

Để thực hiện việc gửi yêu cầu xóa nội dung vi phạm ta cần làm các bước như sau:

Bước 1: bạn vào webform này, điền thông tin như yêu cầu,

DMCA Web form

DMCA Web form

DMCA Webform

DMCA Webform

DMCA Webform

DMCA Webform

Cuối cùng là Submit đơn tới Google và nhận được thông báo là đã Submit thành công

Submit DMCA

Submit DMCA

Gửi yêu cầu thành công

Gửi yêu cầu thành công

Bước 2: Quay trở lại Removeal Dashboard để kiểm tra và chờ đợi 🙂

Removal Dashboard

Removal Dashboard

Giải thích các định nghĩa trong Removal Dashboard

– Pending URLs: Đang được Google xem xét
– Approved URLs: Các URLs được Google xem là vi phạm quyền tác giả và sẽ bị xóa khỏi kết quả tìm kiếm trên Google
– Rejected URLs: Các URLs không được xem là vi phạm và việc bạn yêu cầu xóa khỏi kết quả tìm kiếm đã thất bại
Khi Google Approve hay Reject báo cáo của bạn, thì đều sẽ có email gửi đến để thông báo kết quả. Với việc được Approve thì email sẽ đến chậm vài ngày, thậm chí vài tuần so với thời gian bạn được Approve trên Removal Dashboard. Trường hợp bị Reject thì bạn cũng sẽ nhận đươc email kèm theo lý do tại sao họ không chấp nhận. Lưu ý là Google sẽ gửi đến địa chỉ Gmail chính của bạn chứ không gửi vào email mà bạn đã đăng ký lúc gửi Webform báo cáo vi phạm.
Ngoài ra, khi Google đồng ý (approved) loại khỏi kết quả tìm kiếm URLs nào thì có nghĩa là khi bạn search google với bất kỳ từ khóa nào thì những URLs đó cũng không thể xuất hiện trong kết quả tìm kiếm, tuy nhiên nếu bạn gõ trực tiếp URLs đó thì bạn vẫn vào website đó được. Đơn giản là Google chỉ loại kết quả trong dịch vụ của họ để tránh rắc rối về mặt pháp lý chứ không có quyền để hạ hoàn toàn websites đó.

Tóm lại: Khi bạn submit các requests yêu cầu Google gỡ bỏ vi phạm với đầy đủ thông tin như trong Form, bước đầu tiên Google sẽ thông báo đến website vi phạm (thường là qua phần messages Google Webmaster trong trường hợp không liên hệ được qua email của webmaster trang đó ). Tiếp theo, vài ngày sau (theo kinh nghiệm của mình thì từ 5 – 15 ngày làm việc) Google sẽ thông báo cho bạn là được Approve hay reject.

CÁCH 2: Yêu cầu website vi phạm hạ nội dung (takedown) xuống

Ở đây, bạn có lựa chọn đầu tiên là làm hồ sơ, thuê luật sư để khởi kiện website. Lựa chọn này thì mình không bàn tới vì không có kinh nghiệm lẫn độ “khoai” của cách này.

Vì vậy mình giới thiệu một lựa chọn khác là sử dụng DMCA.com Takedown.

DMCA-intro-takedowns

DMCA-intro-takedowns

DMCA Takedown là một công cụ của website www.dmca.com, trên nguyên tắc khi xác định được website nào đó vi phạm nội dung của bạn, bạn có thể dùng Website Takedown Form để đề nghị hạ nội dung vi phạm của website đó xuống. Nguyên lý cơ bản là DMCA.com làm việc với công ty ISP/Hosting chứa website vi phạm để yêu cầu hạ những nội dung đó xuống. Họ làm được điều này vị những ISP/Hosting (US/EU) cũng chịu trách nhiệm tuân thủ DMCA, nếu không tuân theo họ có nguy cơ bị kiện và bồi thường rất lớn.

Kinh nghiệm thực tế tại Việt Nam, việc tiến hành liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ hosting hầu như vô nghĩa. Trừ khi website được đặt host tại US, tuy nhiên có vẻ trường hợp này đang dần ít đi vì các sự cố “cá mập cắn cáp” làm cho các chủ website e ngại việc ảnh hưởng đến truy cập mỗi khi bị đứt cáp. Với ISP/Hosting ở Việt Nam, mình đã từng thử gửi email tới 3 đơn vị khác nhau, và thậm chí không nhận được hồi âm. Chỉ có một trường hợp website ở Việt Nam nhưng đặt host ở UK và mình nhận được phản hồi và takedown nội dung xuống chỉ trong 3 ngày, kết quả rất là tuyệt vời!

Với DMCA.com, bạn sẽ thấy những lựa chọn như sau:

  • Bạn sử dụng Free Account, thì mỗi năm bạn được DMCA.com hỗ trợ takedowns 1 trường hợp duy nhất
  • Nếu bạn sử dụng DMCA Protection Pro thì mỗi năm bạn được hỗ trợ takedowns 10 lần

Các takedowns của DMCA.com chỉ hiệu lực đối với các nội dung bị đánh cắp sau khi bản thân website của chúng ta gắn DMCA Badgle, do đó sau khi đọc bài viết này thì bạn nhanh tay gắn DMCA Badgle lên website liền, tránh mất bò mới lo làm chuồng.

DMCA badge

DMCA badge trên website www.path.vn

Trường hợp bạn muốn DMCA .com thực hiện việc Takedown bất kỳ lúc nào, bất kỳ trang web nào thì bạn có thể sử dụng dịch vụ Professional Takedown Service ($199)/ trường hợp. Với dịch vụ này, bạn trả tiền, điền form và tất cả công việc lại do DMCA.com phụ trách. Lưu ý nếu website nằm ngoài phạm vi US thì bạn phải trả thêm phí, nói chung thì dịch vụ này quá đắt đỏ so với đa số chúng ta, mình cũng chưa dám thử dịch vụ này nên không review được 😀

Ngoài ra, DMCA.com còn có tool Do-It-Yourself để bạn tự thực hiện takedown, để thực hiện thì bạn làm theo các bước như sau:

1. Đăng ký account (Free hoặc Pro), gắn DMCA Badgle lên websitevà website được add vào trong phần My Protected Pages, tốt nhất là gắn DMCA Badge ở footer để tất cả các trang của website được list vào My Protected Pages. Nhanh nhất thì cũng khoảng 24h sau khi gắn Badge, các trang sẽ được add vào thành công và sẽ xuất hiện trong list như hình dưới.

My Protected Pages

My Protected Pages

2. Sau 30 ngày, bạn có thể nhờ DMCA.com thực hiện Takedown (nếu bạn dùng Free Account thì được 1 case/ năm, Pro Account thì được 10 case/ năm).
Ngoài ra như đã nói, bạn có thể tự làm bằng cách sử dụng Toolkit (click here) mà DMCA.com cung cấp để xác định nhà cung cấp Hosting và liên hệ trực tiếp và đề nghị họ hạ nội dung vi phạm. Như ví dụ dưới, sử dụng Toolkit để kiểm tra trang xaluan.com, ta biết họ đang host website tại VDC và chúng ta có thể liên hệ đến email abuse@vnn.vn để gửi yêu cầu.

DMCA toolkit

DMCA toolkit

Khi gửi yêu cầu bạn nên sử dụng Form có sẵn của DMCA cung cấp ở đây, như hình dưới.

DMCA.com Form

DMCA.com Form

Ở đầu bài mình có nói rằng để sử dụng DMCA.com tại Việt Nam thì bạn cũng cần ít may mắn, khi đó website vi phạm đang host tại US hoặc ở Việt Nam nhưng ở ISP uy tín (như ví dụ VDC bên trên, có email liên hệ rỏ ràng). Nếu không may, có thể bạn phải dùng tới dịch vụ Professional Takedown Service ($199)/ trường hợp. Nếu không chịu nỗi chi phí này, tốt nhất bạn quay lại sử dụng CÁCH 01 ở trên thôi.

Hy vọng dựa trên hướng dẫn này bạn có thể tự bảo vệ được sáng tạo của mình trên internet và cùng nhau hướng tới môi trường internet lành mạnh hơn.Kỳ sau mình sẽ hướng dẫn bạn cách report vi phạm theo DMCA trên Facebook nhé!

 

,

Digitalk

Đam mê tìm hiểu về công nghệ và marketing. Kết hợp 2 thứ thành nghề nghiệp là Digital Marketing.

Leave a Reply