Chỉ số Scroll Depth là gì? [Series: tạo báo cáo để sử dụng trong Retargeting – Phần 1]

January 14, 2017 Digitalk

Chỉ số Scroll Depth là gì? [Series: tạo báo cáo để sử dụng trong Retargeting – Phần 1]

Có thể bạn đã biết về remarketing (aka retargeting), vậy thì bạn sẽ quan tâm đến một vấn đề là làm sao để chọn đúng tập khách hàng thật sự quan tâm đến sản phấm/ dịch vụ của bạn để thực hiện việc tiếp thị lại (retargeting)?
Một kịch bản giúp bạn dễ hình dung hơn là thử tưởng tượng khách hàng tiềm năng thấy quảng cáo của bạn trên một search engine hay mạng lưới nội dung nào đó và click để vào trang web. Vấn đề là ở chỗ, thường thì quảng cáo của bạn khó có khả năng hiển thị hoặc truyền tải toàn bộ thông tin về sản phẩm/dịch vụ của bạn đến khách hàng, do đó khi người dùng vào website của bạn, họ phát hiện nội dung/ sản phẩm hay dịch vụ cuả bạn không phù hợp với nhu cầu, nên họ thoát ngay ra khỏi trang web của bạn. Câu hỏi đặt ra là bạn có nên retargeting đối tượng khách hàng “tiềm năng” này nữa không?
Để bàn về việc nên hay không nên thật ra không dễ như bạn nghĩ, vì mỗi doanh nghiệp có mức đo lường mức độ chuyển đổi khác nhau dựa trên mục tiêu của từng chiến dịch marketing theo từng giai đoạn, tuy nhiên nếu bạn dùng các chỉ số về engagement của người dùng để quyết định xem có nên thực hiện retargeting hay không thì Scroll Depth tracking là một chỉ số quan trọng.
Vậy thì Scroll tracking (chính xác hơn là Scroll Depth tracking) là gì, nôm na là theo dõi hành vi kéo chuột/ thanh cuộn của người dùng trên trang đích (landing page). Ví dụ khi vào trang web thì họ ngay lập tức thoát ra, hay họ kéo thanh cuộn đến giữa trang ngắm nghía thêm chút nữa, hay là (may quá) họ kéo chuột đến cuối trang web để xem đầy đủ nội dung chúng ta gửi gắm? Có lẽ đây là một chỉ số rất rỏ ràng, lượng hoá được tương đối chính xác mức độ tương tác, phù hợp của người dùng đối với website của chúng ta.
Làm thế nào để theo dõi được chỉ số này?
Nếu bạn đọc tới đây ắt hẳn bài viết gợi chút hứng thú với bạn, và khả năng cao là bạn biết về sự hiện diện của Google Analytics (G.A).
Bạn nghĩ đúng rồi đó, ở bài này tôi sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng G.A để theo dõi được tập người dùng theo chỉ số Scroll. Tuy nhiên, thực tế thì G.A lại không theo dõi chỉ số này trong các báo cáo mặc định , do đó chúng ta cần làm thêm vài bước để mang đến chức năng này cho G.A.
Trước khi bắt đầu thực hiện, hãy chắc chắn là bạn biết sử dụng Google Tag Manager (nếu chưa, bạn có thể đọc thêm ở đây) vì chúng ta sẽ dùng GTM để hoàn thành mục đích trên.
Thật may mắn, mọi chuyện không quá phức tạp nhờ Lunametrics, website này đã cung cấp cho chúng ta một Plugin để dể dàng import vào GTM, sau đó có thể thông qua Google Analytics để theo dõi người dùng đã kéo thanh cuộn website sâu xuống bao nhiêu tính từ trên xuống theo các mức cụ thể là 10%, 25%, 50%, 75%, 90% và 100%. Tất nhiên bạn có thể chỉnh sửa theo nhu cầu của mình để thay đổi các mốc phần trăm vừa nêu, nhưng nếu muốn vậy thì bạn cần có chút kiến thức về coding, mà vậy thì hoàn toàn không phải là mục đích chính của bài hướng dẫn này.

Sử dụng Google Tag Manager để import Plugin được cung cấp bởi Lunametrics

Đầu tiên bạn đăng nhập vào GTM

Đăng nhập GTM

Chọn Tab Admin, lick vào Import Container.

Import Container

Download file json này: (từ google drive) sau đó quay lại import vào GTM như hình dưới, lựa chọn merge container và rename mọi tags, triggers…nếu có trùng lắp.

Merge Container

Sau đó quay lại trong danh sách tags đã có 2 tags mới nằm trong Folder Lunametrics…như hình dưới là bạn đã thành công.

lunametrics tags

Vào xem chi tiết Tag: GA – Event – Scroll Tracking, thay Tracking ID của tài khoản Google Analytics vào ô tương ứng như trong hình dưới rồi Save lại.

Thay G.A ID vào đây.

Lúc này chỉ cần publish Version hiện tại của GTM là bạn đã hoàn tất việc các thao tác cài đặt Plugin.

Quay trở lại Google Analytics, ngay từ bây giờ bạn đã có thể theo dõi các báo cáo về hành vi cuộn nội dung được bao nhiêu phần trăm nội dung của trang đích trong 30 phút vừa qua trong phần báo cáo Real Time, hoặc xem đầy đủ hơn báo cáo từ phần Behaviors/ Events.

Theo dõi events theo thời gian thực

Đến đây thì bài viết tạm thời hướng dẫn bạn về một báo cáo nhằm nhận diện được mức độ engage của users ở nhưng vẫn chưa giải quyết được câu hỏi làm sao tạo được tập khách hàng. Hẹn gặp lại ở phần 2 nhé!

, , , , , ,

Digitalk

Đam mê tìm hiểu về công nghệ và marketing. Kết hợp 2 thứ thành nghề nghiệp là Digital Marketing.

Leave a Reply